Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, thường khởi phát từ rất sớm, có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bệnh có thể điều trị khỏi không? Các biến chứng gây ra bởi viêm da cơ địa là gì? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm là một căn bệnh ngoài da, bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ gây ra các triệu chứng như ngứa và mẩn đỏ khắp cơ thể. Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái đi tái lại.

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây các ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt vào buổi tối các khu vực ngứa nhiều hơn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Những ai không may mắc phải triệu chứng này sẽ bị viêm da cơ địa do tuyến dầu trên da không hoạt động ổn định như người bình thường. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm dễ dàng hơn, bị vi khuẩn tấn công nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa
Theo bác sĩ Trần Ngọc Anh – hiện đang công tác tại Nhà thuốc An Tâm, cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân của bệnh; một số nghiên cứu cho thấy viêm da cơ địa có thể do yếu tố di truyền, gia đình. Một số nguyên nhân liên quan khác:
- Yếu tố môi trường: môi trường công việc nếu phải tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất hoặc bụi vải… hoặc hói bụi, nhiễm bẩn nguồn nước cũng sẽ dễ khiến mắc bệnh.
- Yếu tố dị ứng với thực phẩm: người dị ứng một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như sữa, cá, trứng, đậu nành hay lúa mì…
- Một số nguyên nhân khác vệ sinh kém, căng thẳng, stress, cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu.

Bên cạnh đó các yếu tố thay đổi thời tiết, thời gian giao mùa…là nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên.
Dấu hiệu nhận biết
Đây là bệnh lý ngoài da nên các triệu chứng của bệnh thường có thể quan sát bằng mắt thường. Vị trí xuất hiện thường là ở trán, má, cằm hoặc tay, chân, thân mình. Ở trẻ nhỏ, viêm da xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt. Một số dấu hiệu nhận biết:
- Da phù nề, đóng vảy tiết.
- Một số vùng da có màu đỏ ranh giới không rõ ràng, có thể kèm theo sẩn, mụn nước tiết dịch.
- Trên da hình thành các vết trợt, bội nhiễm tụ cầu sinh ra mụn mủ và vẩy tiết có màu vàng.
- Da dày hơn, thâm, niken hóa và có các vết nứt gây đau đớn.
- Người bệnh có cảm giác ngứa, muốn gãi liên tục.
Các biến chứng nguy hiểm
Các biến chứng của bệnh viêm da cơ địa
- Nhiễm khuẩn thứ phát đặc biệt là nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu như: viêm mô bào và khu vực viêm lympho là phổ biến.
- Eczema herpeticum (còn gọi là phản ứng dạng thủy đậu Kaposi) là một nhiễm trùng herpes simplex lan tỏa xảy ra ở bệnh nhân AD.
- Nhiễm nấm da do nấm và nhiễm virus không phải herpes.
Bệnh ung thư da
Tuy không phải là biến chứng trực tiếp từ bệnh viêm da cơ địa nhưng với làn da mỏng manh, không được bảo vệ bởi lớp màng dầu ẩm tự nhiên da trở nên yếu hơn và dễ bị xâm nhập hơn.
Nếu tình trạng da bị nhiễm vi khuẩn kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Cụ thể là các bệnh chàm thể tạng, eczema, thậm chí về sau còn làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư da.
Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất và thường phát triển ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là người lao động ngoài trời, vận động viên, người tắm nắng và có tương quan nghịch với lượng sắc tố melanin da.

Các dạng ung thư da phổ biến nhất là
- Ung thư biểu mô tế bào đáy.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư tế bào sắc tố.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc. Bệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, cha mẹ hoặc người thân mắc viêm da cơ địa, thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Điều trị viêm da cơ địa
Mục đích điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Sử dụng các loại kem và thuốc kết hợp:
- Kem chống ngứa: Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng.
- Kem dưỡng ẩm: Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu.
- Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa.
- Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng.
Các biện pháp điều trị khác:
Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Biện pháp chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và cho người lớn.
Quang tuyến trị liệu: Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da; tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy gây lão hóa da sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.
Bên trên là các thông tin cần nắm của bệnh viêm da cơ địa, một trong số nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Đặc biệt nghiêm trọng hơn bệnh có thể di truyền. Mọi thắc mắc về bệnh Quý đọc giả có thể truy cập đến Nhà thuốc An Tâm để được tư vấn và giải đáp.